Tòa giám mục Kon Tum không chỉ là điểm tham quan lịch sử mà đến đây du khách còn được khám phá kiến trúc văn hóa độc đáo của Tây Nguyên. Mỗi chi tiết điêu khắc, mỗi hiện vật được bảo tồn tại đây đều là câu chuyện về cuộc sống của người dân nơi đây.
Tòa giám mục Kon Tum nằm ở đâu?
Tòa giám mục Kon Tum có tên gọi đầy đủ là Chủng viện thừa sai Kon Tum.
Tòa giám mục Kon Tum tọa lại tại số 146 Trần Hưng Đạo, phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum. Đây là cơ sở Công giáo lớn nhất khu vực Tây Nguyên Việt Nam, quản lý giáo phận Kon Tum bao gồm cả hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai.
Lịch sử hình thành Tòa giám mục Kon Tum
Tòa giám mục Kon Tum được xây dựng vào năm 1935. Người đầu tiên khởi xướng xây dựng Tòa giám mục Kon Tum là một vị mục sư người Pháp, được gọi là Đức Cha Martial Jannin Phước. Trong vòng 3 năm kể từ khi bắt đầu xây dựng và đưa vào sử dụng, tòa giám mục được chăm chút trong từng chi tiết thiết kế, trở thành điểm thu hút những du khách muốn khám phá về kiến trúc và tín ngưỡng.
Tòa giám mục là cơ sở thờ tự của các tín đồ Công giáo. Cơ sở chính của Giáo phận Kon Tum là nhà thờ gỗ Kon Tum. Còn tòa giám mục theo nguyên nghĩa trong Giáo hội Công giáo là cái ngai, cái ghế chính thức để một vị giám mục ngồi.
Tòa giám mục sẽ được đặt ở trung tâm của nhà thờ chính tòa nhằm thể hiện quyền uy lãnh đạo của một giáo phận hoặc tổng giáo phận mà ông ta cai quản, Tuy nhiên, ngày nay, tòa giám mục chỉ còn mang ý nghĩa là nơi để làm việc và sinh hoạt của giám mục.
Khám phá kiến trục Tòa giám mục Kon Tum
Tòa giám mục Kon Tum là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách phương Tây hiện đại và phương Đông truyền thống.
Khuôn viên Tòa giám mục Kon Tum rộng rãi, với sân vườn nhiều cây xanh, khi đến đây bạn sẽ cảm nhận được sự hài hòa giữa thiên nhiên và những công trình kiến trúc.
Công trình tòa giám mục trải dài 100m, gồm có 3 tầng. Trong đó, tầng trệt được xây dựng bằng vật liệu bê tông và gạch, hai tầng trên được làm chủ yếu bằng chất liệu gỗ, mái lợp ngói.
Đến tham quan Tòa giám mục Kon Tum, du khách sẽ chiêm ngưỡng được một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Những chi tiết trên cửa sổ, cánh cửa, cầu thang gỗ được chạm khắc theo lối kiến trúc phương Tây kết hợp với vẻ đẹp truyền thống Tây Nguyên làm nổi bật giá trị văn hóa và lịch sử của nơi đây. Toàn bộ phần gỗ của tòa giám mục đều được làm chủ yếu từ gỗ quý Kon Tum dưới bàn tay khéo léo, tinh tế của những nghệ nhân.
Đi dọc theo lối vào với hai hàng hoa sứ, bạn sẽ đến chánh tòa.
Không gian bên trong được trang hoàng với những ô kính nhiều màu sắc, những họa tiết chạm khắc tỉ mỉ tạo nên một không gian tôn nghiêm và trang trọng.
Ngoài ra, du khách còn được ghé thăm căn nhà truyền thống – Nơi bảo tồn và trưng bày văn hóa, di sản của đồng bào Tây Nguyên như các vật dụng sinh hoạt, dụng cụ làm nông, đồ gỗ chạm khắc tinh tế. Đến đây, du khách sẽ được tìm hiểu rõ hơn về cuộc sống và nghệ thuật thủ công truyền thống của người bản địa.
Những lưu ý khi đến tham quan Tòa giám mục Kon Tum
Tòa giám mục Kon Tum là nơi tôn nghiêm, đến đây bạn cần tuân thủ theo quy định, giữ trật tự, không gây ồn ào.
Chú ý ăn mặc lịch sự, kín đáo để thể hiện sự tôn trọng nơi linh thiêng.
Chỉ chụp ảnh ở những khu vực được cho phép.
Giữ gìn vệ sinh chung, không mang đồ ăn thức uống vào khu vực cấm.
Một số khu vực có thể không mở cửa cho khách tham quan hoặc có giờ tham quan hạn chế, vì vậy hãy tuân thủ theo các quy định của Tòa giám mục.
Những điểm tham quan gần Tòa giám mục Kon Tum
Nhà gỗ Kon Tum
Theo tư liệu lịch sử để lại, vào những năm giữa thế kỉ 19, có một con phố dài 120km, có tên gọi là “Con phố muối, gốm sứ và cồng chiêng” từ Quảng Ngãi đến Kon Tum”. Con ngon đường này bắt đầu từ ngã ba Thạch Trụ, Quảng Ngãi qua Ba Tơ, đèo Violak, là còn phố buôn muối, gốm sứ, cồng chiêng và các đồ vật giao thương giữa người Kinh và các dân tộc khác. Cùng lúc này, các nhà truyền giáo người Pháp cũng theo con phố này để bắt đầu công cuộc truyền giáo. Kể từ lúc này, họ cũng nãy sinh ý định xây dựng các nhà thờ nhỏ bằng gỗ, tre để truyền đạo.
Qua thời gian phát triển, số lượng giáo dân không ngừng tăng lên, vì vậy Linh mục người Pháp đã quyết định xây dựng nhà thờ lớn hơn theo nhu cầu và nguyện vọng của giáo dân. Nhà thờ gỗ Kon Tum được xây dựng từ năm 1913 và hoàn thành vào năm 1918. Hiện nay, nhà thờ đang tọa lạc trên đường Nguyễn Huệ, TP Kon Tum, Tỉnh Kon Tum.
Nhà thờ gỗ Kon Tum được thiết kế theo lối kiến trúc Roman kết hợp hài hòa với kiến trúc nhà sàn gỗ của người Ba Na.
Sở dĩ có tên gọi nhà thờ gỗ vì chất liệu chính làm nên nhà thờ là cây cà chít – loại gỗ đặc trưng của vùng núi Tây Nguyên, thường được sử dụng chủ yếu trong xây dựng nhà thờ. Một điểm rất đặc biệt nữa là các tấm gỗ kết trong nhà thờ được kết dính với nhau bằng mộng thay vì đinh; trần, tường, vách được xây dựng bằng đất trộn rơm thay bì dùng bê tông cốt thép hay vôi vữa.
Khi bước vào gian chính của nhà thờ bạn sẽ cảm thấy thán phục bàn tay tài hoa của những người thợ Quảng Ngãi, Bình Định.
Nhà thờ gỗ Kon Tum không chỉ đơn thuần là công trình xây dựng mà đây còn là đại diện tiêu biểu của vùng đất Tây Nguyên, của những con người tài năng và sáng tạo. Nơi đây cũng trở thành một điểm du lịch thu hút khách tham quan.
Đức Mẹ Măng Đen
Đức Mẹ Măng Đen là một trong những điểm hành hương của nhiều người Công giáo khi đến Kon Tum. Có dịp đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu sự huyền bí, linh thiêng của tượng Đức Mẹ.
Đồi Đức Mẹ Măng Đen cũng là điểm săn mây quen thuộc của các tín độ xê dịch. Nằm trên đường Trần Nhân Tông, đồi Đức Mẹ Măng Đen cách trung tâm thị trấn khoảng 5 đến 15 phút, du khách có thể dễ dàng di chuyển bằng xe đap, xe máy hoặc ô tô.
Nếu đi theo gia đình, nhóm bạn bè thì bạn có thể cắm trại qua đêm trên đồi và săn mây vào sáng sớm hôm sau nhé.
Thác Pa Sỹ
Thác Pa Sỹ là ngọn thác lớn nhất Măng Đen, gắn liền với truyền thuyết “Bảy hồ, ba thác” theo một câu chuyện kể của người Mơ Nâm. . “Pa Sỹ” có nghĩa là nước chảy trong ngôn ngữ của người dân tộc Xơ Đăng, bộ tộc sinh sống tại khu vực này. Cái tên này cũng phản ánh đúng vẻ đẹp của thác- một dòng chảy mạnh mẽ, cuồn cuộn giữa núi rừng Tây Nguyên. Người Xơ Đăng tin rằng thác nước này là nơi linh thiêng, nơi họ thường tổ chức các nghi lễ cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Điểm du lịch thác Pa Sỹ thuộc thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, cách trung tâm thị trấn Măng Đen khoảng 10km, thuộc vùng núi cao, khí hậu ôn hòa và trong lành. Để đến thác, du khách phải đi qua những con đường rừng uốn lượn quanh co, vẻ hoang sơ của vùng đất này càng làm cho chuyến hành trình của du khách thêm phần thú vị và kỹ vĩ.
Những tảng đá lớn xếp chồng lên nhau tạo thành những tầng nước, mỗi tầng đều mang một vẻ đẹp riêng. Từ những dòng nước mỏng nhẹ chảy qua đá, cho đến những thác nước cuồn cuộn. Dòng thác Pa Sỹ chảy từ độ cao hơn 100m như những dãy lụa trắng xóa, tạo nên bức tranh thiên nhiên đầy sinh động.
Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên bạn còn có thể tham gia các hoạt động như cắm trại, picnic, khám phá đặc sắc văn hóa và ẩm thực.